KÍNH VẠN HOA, NHẬT KÝ CỦA MẸ, SÁNG TÁC, LƯỢM LẶT ĐÓ ĐÂY

14 thg 8, 2016

XÚI XẰNG!

           Mới đây FB Nguyễn Anh Tuấn nhân trường hợp "nữ sinh Trịnh Thị Huyền Trang học sinh Trường THPT Nam Đàn 2 (huyện Nam Đàn, Nghệ An) có điểm thi khối C đạt 24,5, là 1 trong 2 học sinh có điểm xét tuyển cao nhất trường nhưng nhà nghèo, sợ không không được đi học" đã đăng bài "Khóc đủ rồi, than cũng nhiều rồi, tới lúc làm gì đó đi thôi" trên trang Ba Sàm để phê phán chính phủ chỉ dành vốn vay cho sinh viên nghèo mà không phải là cho "bất kỳ thanh niên nào", rùi là xúi các bạn sinh viên "kết thành hội, nhóm rồi thành phong trào học sinh sinh viên. Dùng mọi cách có thể (kiến nghị, bãi khoá, biểu tình…) để đòi cho bằng được quyền lợi chính đáng". Một số comment hùa vào "STT như 1 mệnh lệnh của thanh niên", "cần đấu tranh đến cùng", "Không bao giờ thay đổi nếu không đứng lên đòi hỏi sự thay đổi"... và...

             Ở góc độ cá nhân, tôi thấy:
            - Chính sách tín dụng của Chính phủ đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại... là rất nhân văn. Nó càng nhân văn hơn khi nó dành cho những người thật sự "cần" đến nó! Ông Nguyễn Anh Tuấn đòi hỏi nó phải được áp dụng cho "bất kỳ thanh niên nào... như nhiều nước khác" xin cho ví dụ cụ thể để tôi tin chứ thực sự trông lên chưa hẳn bằng ai, trông xuống không phải nước nào cũng có chính sách nhân văn như mình!!! Hơn nữa "không thể thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào", mình phải biết mình là ai, như thế nào là phù hợp! Ở đời sợ nhất kẻ nào động một tí là huếnh lên đòi này, đòi nọ, hic hic!!!
            - Thật là phiến diện khi cho rằng "một khi còn lệ thuộc vào gia đình về học phí và sinh hoạt phí, thanh niên/sinh viên rất khó để có thể tự lập như một cá nhân trưởng thành trong một giai đoạn cuộc đời rất cần tính cách đó", chính phủ cho vay sẽ "giúp các bạn thoát khỏi cảnh hàng tháng ngửa tay xin tiền bố mẹ nộp học phí và lo sinh hoạt phí để rồi cảm thấy rất áy náy (nếu bố mẹ nghèo) hoặc/và phải tỏ ra ngoan ngoãn vâng lời", "để sống một cách tự tin, tự lập và tự chủ hơn trong thời gian đại học vì ý thức rõ rằng mình đang ăn, ở và học bằng tiền mình vay nợ". Tại sao phiến diện?, thử làm ngay một cuộc khảo sát trong số các bạn sinh viên gia đình có đủ điều kiện để đảm bảo chu cấp việc ăn học có bao nhiêu người muốn vay nợ??? Lý ở đâu "gia đình chu cấp cho con cái họ tiền học hành là sinh viên khó có thể tự lập trong khi đi vay nợ thì lại sống một cách tự tin, tự lập, tự chủ"??? Phụ thuộc hay tự lập là do nhận thức, tính cách của mỗi chủ thể chứ đâu phải do "xin tiền cha mẹ" hay "vay nợ chính phủ", bla bla??? Ối người "tự lập" từ trong trứng thì dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng là người tự lập! Ngược trở lại đầy người càng "vay" nhiều càng phụ thuộc nhiều, có ngóc được đầu lên đâu, đấy mà "tự tin, tự lập" hịc hịc!!! (Tất nhiên tôi không khẳng định điều tôi vừa nêu là tuyệt đối!)
             - Lời hiệu triệu "kết thành hội, nhóm rồi thành phong trào học sinh sinh viên. Dùng mọi cách có thể (kiến nghị, bãi khoá, biểu tình…) để đòi cho bằng được quyền lợi chính đáng của các bạn" nghe có vẻ rất hùng dũng nhưng rốt cục cũng chỉ là sự hùng dũng của những anh hùng bàn phím! Hành động theo lời xúi xằng bậy này sẽ vi phạm pháp luật nhưng những anh hùng bàn phím đâu cần quan tâm, trong khi tội vạ đâu người làm chịu thì những anh hùng bàn phím có phát ngôn kích động đang ung dung hưởng thái bình ở một chốn xa lơ xa lắc!!!
          Tuy vậy, tôi vẫn tin sinh viên giờ đều là những người có trí tuệ cả đấy, họ không dễ bị lợi dụng bởi những lời hô hào vu vơ, vô căn cứ như vậy đâu!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét