KÍNH VẠN HOA, NHẬT KÝ CỦA MẸ, SÁNG TÁC, LƯỢM LẶT ĐÓ ĐÂY

30 thg 12, 2013

NGHE MƯA

         Nằm nhà nghe mưa tí tách. Thương cái cò lặn lội bờ sông. Thương mẹ liêu xiêu dưới mưa rơi hối hả. Tấm bánh đa - quà chợ - thấm ướt tự bao giờ?
         Nghe mưa gõ nhịp guốc thời gian. Mùa màng đi qua vương vị dẻo thơm cơm mới. Trái ổi chín gọi lũ chào mào về tụ hội. Chim bay rồi vườn vấn vít hương đưa.
         Dòng đời trôi xuôi, thời gian chảy ngược trong tí tách giọt mưa... Vành nôi đưa... Ấu thơ hồn nhiên... Hoa niên vụng dại... Quờ tay chạm vào rêu phong ký ức. Chông chênh quên - nhớ. Khắc khoải một chuyện xưa cũ. Và dự cảm mơ hồ điều - chưa - chắc - sẽ - xảy - ra...
 

LƯỢM ĐƯỢC BÀI HAY CỦA BÁC ĐÔNG LA. XIN PHÉP BÁC ĐĂNG LUÔN!

BÁO VĂN NGHỆ TPHCM số 285: NGUYÊN NGỌC – NHÀ TƯ TƯỞNG?


Báo Văn Nghệ TPHCM, số mới nhất 285, ra ngày hôm nay lại đăng bài về Nguyên Ngọc của tôi. Dưới đây là nguyên bản bài viết. Ai đọc báo viết hiểu vật lý sẽ thấy báo in sai tần số góc ω là W. Xin được thông cảm.
ĐÔNG LA 

ĐÔNG LA
NGUYÊN NGỌC – NHÀ TƯ TƯỞNG?

Phạm Xuân Nguyên trong dịp Nguyên Ngọc tròn 80 xuân đã viết bài Chính ủy Nguyên Ngọc chào mừng trên  Tuanvietnam.net (20/09/2012), cho Nguyên Ngọc là “một nhà tư tưởng”!
Trên trang boxitvn.net cũng đăng bài Nguyên Ngọc -  Một nhà văn hóa, một tài năng, một nhân cách lớn đưa tin về buổi gặp mặt do tạp chí Tia sáng tổ chức mừng sinh nhật ông:

Toàn những gương mặt quen, vừa thấy nhau đã mừng hớn hở, vậy mà chỉ sau một năm không gặp, nhìn kỹ vào từng khóe mắt và vầng trán, hai má… đã có cái gì đổi khác, vẻ phong sương in trên mái tóc và mặt nào như chừng cũng hằn thêm vài nếp nhăn… thế sự nhiễu nhương”.

 Trong đám người tụ tập đó có nhiều trí thức “cấp tiến”. Tôi để trong ngoặc vì họ là những người luôn nhân danh đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ nhưng những hành động của họ có đưa đất nước tiến lên hay rơi xuống vực thì phải coi lại.

MIỀN KÝ ỨC CỦA CHIẾC LÁ

Đã đành lặng lẽ buông tay
Mà sao nhói buốt… chuỗi ngày xanh yêu
Đồi vi vút gió, phấn thông rơi nhuộm vàng cả không gian, lá cây xào xạc nhẹ nhàng chao liệng hát bài ca cuối cùng trước khi đặt mình về với đất mẹ. Hai người đi chầm chậm bên nhau, lắng nghe hơi thở vọng trong gió, trong cây, trong lá, trong hương của rừng, lắng nghe nhịp đập thất thường của con tim xốn xang tuổi trẻ. Một chiếc lá rực tươi lấp loá dịu dàng đậu vào vai áo anh, anh đưa hai ngón tay nhón nhẹ cuống lá rồi giơ lên xoay xoay nheo mắt ngắm nhìn đầy thích thú. Âu yếm đặt chiếc lá vào tay em, anh thì thầm:

28 thg 12, 2013

TÌNH ẢO

       Đúng hẹn, cô nhấp chuột và tìm kiếm nickname quen thuộc của anh. Thằng mặt cư­ời không sáng nhìn cô như trêu tức. Lang thang hết forum này đến forum khác đã nửa tiếng đồng hồ, thời gian như ngưng đọng, khi trở lại vẫn không thấy Hoangtucodon đâu. Hai ngày nghỉ và những cuộc cãi vã với chồng, trời ơi, cô muốn phát điên và quay quắt nhớ đến anh, Hoangtucodon của lòng cô. Dù chưa từng một lần biết mặt nhưng càng ngày cô càng nhận ra anh quan trọng với cô biết chừng nào. Không chỉ là một cái bồ để cô xả vào đó những vui buồn thường nhật, không chỉ như một bờ vai để cô tựa vào và nâng đỡ khi cô chán chường mệt mỏi, không chỉ là một người mà với người đó cô cảm thấy mình được nâng niu, trân trọng, một người luôn coi cô như thiên thần đánh thức những điều tưởng đã trở thành trầm tích trong cuộc sống của người đó bấy lâu, đối với cô, anh là một cái gì cao hơn thế, như nước uống, như không khí để thở mỗi ngày. Thậm chí, có những lúc bình tâm lại, cô tự chất vấn mình làm sao thế này, đã chồng con đuề huề còn mong nhớ một người cũng đã vợ con đủ đầy, chẳng biết họ là ai, làm gì, ở đâu… Nhưng rồi lịch hẹn trên mạng của cô và anh ngày càng dày thêm. Ngay cả khi ở bên cạnh chồng con, cô cũng không cưỡng lại được những suy nghĩ, tưởng tượng về anh, những so sánh khập khiễng tựa như: anh tinh tế, dịu dàng, lịch thiệp, anh bao dung và cảm hiểu… trong khi chồng cô chỉ mê mải làm ăn, kiếm tiền chứ chẳng bao giờ biết lắng nghe xem cô cần gì, cô thích gì. Càng ngày cô càng thấy ác cảm, chướng mắt, khó chịu một cách vô duyên vô cớ trước hành động, lời nói, cử chỉ dù nhỏ nhặt nhất của chồng. Thậm chí những vấn đề nếu trước đây được xem là “nhỏ như con thỏ”, bây giờ lại trở thành ngòi nổ cho nồi lửa chiến tranh trong cuộc sống vợ chồng cô. Điều đó nhiều khi khiến cho cô chông chênh, ngẹt thở. Anh là ai mà lại có sức tác động mạnh mẽ đến cô như vậy. Chat mail  qua lại nhiều lần, thân tình hơn, anh bảo cứ nghĩ đến câu chào xã giao trong lần đầu  hai người lang thang trên mạng, anh thấy nao lòng. Dù không còn nhớ cụ thể lần nói chuyện đầu tiên ấy như thế nào nhưng lòng cô cũng miên man xúc động. Rồi có những lần anh đi công tác dài ngày cô thắc thỏm mong chờ. Lạ lùng là cũng có khi chồng cô đi vắng vào thời điểm ấy nhưng người cô miên man nhung nhớ lại không phải người chung chăn chung gối đêm đêm. Trở về, chat cùng nhau anh kể nơi anh đến là một vùng quê nghèo heo hút không có internet, buổi chiều họp xong, anh cùng một anh bạn ra triền sông nằm dài trên cỏ ngắm ráng chiều đỏ ối, nghĩ đến cô và luôn có cảm giác cô đang rất gần, chỉ cần quờ tay là nắm được tay rồi. Đơn giản vậy mà khiến cho cô đọc đi đọc lại không biết chán những dòng chữ không dấu ấy, hai má bừng đỏ, nóng ran cả người như mới yêu lần đầu. Nỗi ám ảnh về người đàn ông đó khiến nhiều đêm, khi chồng vô tư chìm vào giấc ngủ, cô còn thao thức, dằn vặt tự thú rằng hình như mình đã phạm tội. Trong cô diễn ra một sự phân thân dữ dội, một muốn thoát khỏi sự bủa vây vô hình của anh và cầu mong chồng mình đừng phát hiện ra mối quan hệ thầm kín, những hẹn hò, những nhớ mong, những xao động; một khao khát nhào đến bên con người bằng xương bằng thịt của anh bất kỳ lúc nào chỉ cần anh nói anh đang ở đâu, em hãy đến nhé. Sự phân thân ấy giằng co, cuồng nộ khiến đầu óc cô căng ra, mệt lử...
 Và, mỗi lần hẹn chat không thấy anh đâu, cô hoang mang tự hỏi anh bận gì hay là làm sao, càng hoang mang hơn khi giả dụ một ngày nào đó  nichname Hoangtucodon tự nhiên biến mất như chưa từng tồn tại, mọi thứ cảm xúc đẹp đẽ đem lại cho cô những giây phút tuyệt vời, mãn nguyện nhất trong tinh thần bỗng chốc trở thành ảo ảnh sương khói. Cô sẽ ra sao, sẽ tìm anh ở đâu bóng chim tăm cá, cô như đứa trẻ mới lớn được ăn trái cấm, đã ăn một lần không dừng lại được nữa…
         Nich của anh chợt sáng, thằng mặt cười nháy mắt đầy ngụ ý.  Như nàng công chúa ngủ trong rừng choàng tỉnh nhờ nụ hôn của chàng hoàng tử, loáng chốc chẳng còn tìm thấy đâu một nét mệt mỏi, chán chường trên gương mặt cô. Vậy là anh đã không quên, anh nhớ cô vô cùng nhưng vì mắc bận công việc cơ quan nên giờ mới gặp cô được. Thỉnh thoảng tủm tỉm cười. Thỉnh thoảng đỏ bừng hai má.  Thỉnh thoảng vuốt vuốt lại tóc. Mười ngón tay cô lướt trên bàn phím còn tâm hồn ca hát phiêu du… Cuối cùng, anh bảo “đen gio đon con roi đay cong chua a” cô mới chợt giật mình nhìn đồng hồ “chet that, em phai đi thoi khong thang be lai phai đoi me”, anh bảo “anh muon duoc gap em vao trua mai co duoc khong”, cô chần chừ “em…”, anh thuyết phục “minh da coi nhau nhu ban than roi con ngai ngung gi ha em, sau giờ làm trua mai tai quan Cafe Dang so…đuong Thai Ha nhe, anh se mac chiec ao so mi mau tim than va ca vat ke caro cho em de nhan, den nhe, anh se doi”. Còn chần chừ gì nữa, cô đã chả bao đêm khao khát được nhào đến bên anh bằng xương bằng thịt, nghe những lời thủ thỉ ngọt ngào từ chính miệng anh chứ không phải từ những con chữ không dấu đó sao. Nhưng… nếu chồng cô biết, anh ấy sẽ phản ứng như thế nào, liệu cô có phiêu lưu quá không? Về cơ bản, cô không muốn cuộc sống vợ chồng rơi vào bế tắc nhưng ngược lại, càng không muốn “đánh mất một tâm hồn ta đã chờ đợi từ lâu”. Cô “Dong y!”.
Buổi sáng ấy. Đến giờ đi làm, cô luôn miệng giục giã mà thấy chồng vẫn loanh quanh tìm kiếm cái gì đó. Bực mình lắm nhưng hôm nay vui vẻ vì cô đang chờ đợi giây phút được đối diện với anh vào buổi trưa tại Cafe Đắng nên chẳng hề hấn gì (như mọi hôm thì chắc chắn đã xảy ra chiến sự vì điệu bộ nào của chồng cô cũng thấy ghen ghét). Ngẩn người, anh hỏi “Cái cà vạt kẻ carô của anh đâu rồi”, cô vừa xốc lại cặp sách cho thằng bé con vừa bảo “Hôm nọ chú Thanh từ quê lên đi đám cưới nhưng quên không mang cavat, em cho chú ấy mượn, thấy chú ấy thích em kỉ niệm luôn rồi, anh có cả tá cà vạt, đeo cái nào chả được”, đột nhiên, anh giận dữ “em buồn cười quá, đồ của anh, muốn cho ai tặng ai phải hỏi ý kiến của anh đã chứ, em không biết nó quan trọng với anh thế nào à”. Thật sự ngạc nhiên trước cơn thịnh nộ của chồng, ngẩng lên nhìn chồng,  cô giật mình, há hốc mồm, choáng váng “áo sơ mi màu tím than và cà vạt kẻ carô, trời ạ, lẽ nào…”
Buổi trưa, ăn cơm với mấy cô bạn thân cùng phòng xong, cô mời họ đi uống nước tại Cafe Đắng. Từ xa, đã nhìn thấy chồng cô - anh – Hoangtucodon  đang ngồi trầm ngâm bên ly cà phê đắng, vị đắng cũng đang làm tan nát lòng cô. Tiếng nhạc thánh thót, nụ hoa hồng chúm chím bị ngắt lúc đang thì đung đưa trên bàn. Như một diễn viên nữ xuất sắc, cô làm như ngạc nhiên khi vô tình gặp chồng ở đó còn mấy cô bạn thì kêu ầm lên là vợ chồng nhà này lãng mạn thế, ở nhà chưa chán buổi trưa còn hẹn hò ngoài quán, giả bộ kéo bạn bè đi cùng. Anh cười gượng gạo, mắt dáo dác len lén nhìn ra cửa, cô làm thinh cười nói rôm rả với bạn bè. Được một lát, anh xin lỗi về trước vì có chút việc bận. Cô nhìn theo chồng, lòng tự nhủ “Vĩnh biệt Hoangtucodon”. Nick của cô biến mất như chưa từng tồn tại nhưng cũng từ đó cô dành sự chăm chút, quan tâm tới chồng cô nhiều hơn vì cô hiểu lâu nay mình đã lãng quên bên mình còn có một tâm hồn và một trái tim. 

27 thg 12, 2013

VIẾT CHO CON TRONG NGÀY SINH NHẬT

Bầu trời cao và trong. Trăng trung thu như rắc vàng xuống nhân gian làm khung cảnh thêm huyền hoặc. Mình cùng hai tình yêu cưỡi trên con ngựa sắt chầm chậm hòa vào dòng người đông đúc đi đón Chị Hằng. Chợt, thấy nhói một cái (chuyện thường ấy mà, không thể để hai tình yêu mất hứng vì thoáng nhăn mặt của mình được...). Con gái yêu ngồi phía trước đang líu lo, ríu rít kể với ba mẹ chuyện đón trung thu ở lớp, cô giáo đóng vai chị Hằng, bạn Hin đóng vai chú Cuội, chị Hằng bảo chú Cuội đi phát quà cho các bạn, chú Cuội nằng nặc "không" tay giữ chặt rổ quà (cười)... Lại nhói tiếp cái nữa (huhu, tối nay mình ăn gì mà lại nhoi nhói, lâm râm thế này). Bây giờ thì đến lượt ba con bé kể chuyện. Mình chẳng nghe thấy hai ba con kể nhau nghe chuyện gì mà cười rinh ríc (híc, vì vào khoảnh khắc ấy, mình chỉ chú tâm lắng nghe cái bụng đang thỉnh thoảng nhoi nhói lâm râm đau một cách có vẻ rất ư là nhịp nhàng). Thế rồi nhói, nhói, nhói dồn dập, dồn dập. Chợt nhớ lời mẹ dặn đi dặn lại trong suốt thời gian mình mang bầu “Cứ khi nào con thấy đau bụng thành từng cơn, nhịp nhàng, lúc đầu các cơn đau nhẹ, thưa, rồi mạnh và nhanh hơn là sắp sinh đấy, lúc ấy dù đang làm gì, ở đâu, tối, đêm hay sáng cũng phải thu sếp vào viện ngay!”. Lập tức, linh cảm về việc em bé trong bụng mình sắp chào đời lướt nhanh trong đầu "Anh ơi, hình như, hình như là...". Con ngựa sắt đột ngột đảo chiều quay về. Ngay lập tức, bố thì gọi taxi, mẹ bắc vội nồi cháo vừng (bà học tập kinh nghiệm dân gian của các cụ thưở trước, bà bầu bắt đầu chuyển dạ mà ăn được vài thìa cháo vừng thì sẽ dễ đẻ, không biết kinh nghiệm này có cơ sở khoa học không nhưng với mình thì đúng thế thật!), anh mang giỏ đồ đã chuẩn bị sẵn xuống, con gái thì cứ cầm chặt tay mình như muốn tiếp thêm cho mẹ sức mạnh... Đêm trung thu ấy, đại gia đình cùng mình chờ đón một điều vĩ đại, hệ trọng hơn cả trung thu ở trong bệnh viện! 
Bây giờ nghĩ lại, khung cảnh trong bệnh viện thật nhiều cảm xúc khiến người ta có thể sung sướng như đang trên tận chín tầng mây nhưng cũng có thể khiến người ta bật khóc đau đớn đến xé lòng.


26 thg 12, 2013

TẢN MẠN XUNG QUANH HUYỀN THOẠI NGỰA CHÍN HỒNG MAO

Xuống phố mùa xuân. Mưa bụi bay bay lắc rắc. Cây cối bên đường bén hơi xuân đâm chồi, nẩy lộc. Mặc cho giá rét, đào, mai vẫn bật ngời sắc thắm. Sức sống mùa xuân như bừng lên ngập tràn không gian trong thoang thoảng nhang trầm từ nhà ai bên phố. Có cô gái mái tóc xõa vai, khăn quàng ấm áp, nhẹ nhàng nâng đóa tầm xuân để người bạn thân làm phó nháy ghi lại khoảnh khắc làm duyên. Chừng ấy đủ để níu bước chân người người trên phố. Chừng ấy đủ để lòng ai cảm thấy phơi phới, rộn ràng. Có cảm giác ngựa vàng Giáp Ngọ đang cất vó lướt qua từng con đường, hàng cây, góc phố mang nàng xuân đến gõ cửa khắp nhân gian. Xốn xang. Náo nức.
Ai đó nói “Xuân, người ta vì ấm mà cần tình”. Mùa xuân còn là mùa cưới, mùa yêu, mùa “trai lớn cưới vợ, gái lớn gả chồng” đẹp nhất trong năm. Phải thế chăng mà trong khoảnh khắc chia tay Rắn vàng Quý Tỵ để đón chào bước chân của Ngựa quý Giáp Ngọ, giữa không khí mênh mang của đất trời, xôn xao của lòng người, ôn chuyện người xưa kén rể là một điều thật thú vị. Thú vị hơn là trong câu chuyện ấy có sự xuất hiện của một loài ngựa quý hiếm, chỉ nghe tên đã đủ tò mò, ấy là đôi “ngựa chín hồng mao” mà phải có nó cùng với “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, mỗi thứ một đôi” thì chàng Sơn Tinh tài giỏi mới vượt qua được Thủy Tinh (cũng tài giỏi không kém) để giành được nàng Mỵ Nương xinh đẹp về làm vợ và trở thành con rể Vua Hùng.
Vậy, thực hư về “ngựa chín hồng mao” là như thế nào? Dường như đây là câu hỏi chung của hầu hết những ai đã từng biết đến truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nổi tiếng ngàn đời trên mảnh đất Lạc Việt. Dấu chân “ngựa chín hồng mao” (con ngựa có chín cái lông màu hồng) thoảng nhẹ như gió trong màn sương huyền ảo của truyền thuyết, vậy mà đã khiến không ít người lao tâm khổ tứ, bỏ công bỏ sức truy tìm vết tích của nó. Là hư ảo chăng bởi điểm qua những loài Ngựa được người xưa ghi danh như Ngựa Hạc (lông trắng toát), Ngựa Kim (lông trắng), Ngựa Hởi (lông trắng, bốn chân đen), Ngựa Hồng (lông màu nâu-hồng), Ngựa Tía (lông màu đỏ thắm), Ngựa Đạm (lông màu đỏ sẫm ánh vàng), Ngựa Khứu (lông màu đỏ đậm pha nâu đậm), Ngựa Ô (lông màu đen), Ngựa Bích (lông màu xám tro), Ngựa Séo (lông màu xám đốm trắng), Ngựa Qua (lông màu vàng kim hoàng), Ngựa Phiếu (lông màu vàng lang trắng), Ngựa Chuy (lông trắng ánh xám bạc), Ngựa Thông (lông màu xanh-đen ánh xám bạc)… tuyệt nhiên không có con ngựa nào mang tên “ngựa chín hồng mao”? Là hoang đường chăng khi mà trong không ít thư tịch cổ được khảo sát, người ta không còn thấy ngựa chín hồng mao “tái xuất giang hồ” một lần nào khác nữa ngoại trừ lần xuất hiện độc nhất trong câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? Theo quan điểm của người viết bài này, xin khẳng định rằng, cùng với “voi chín ngà, gà chín cựa” thì “ngựa chín hồng mao” chắn chắn là có thật, chỉ có điều đó là những sản vật quý giá “hiếm có khó tìm” mà thôi. Cơ sở để khẳng định điều này xuất phát từ một logic rất đỗi tự nhiên: